Người dân không ngại phân loại
Tại TP.HCM,ộdânsẽphảiphânloạiráctạinguồsin88 việc phân loại rác tại nguồn đang được triển khai khá mạnh mẽ. Cuối tuần trước, ngày 4.11, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Q.Gò Vấp (TP.HCM) diễn ra "Ngày hội đổi rác lấy quà" do Hội Phụ nữ Q.Gò Vấp phối hợp với Hội Nước sạch và môi trường VN tại TP.HCM cùng các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực môi trường và tái chế tổ chức.
Bà Phan Thị Thúy Phượng, Phó trưởng đại diện Văn phòng phía nam Hội Nước sạch và môi trường VN, cho biết: Đây là hoạt động thường xuyên của hội trong gần một năm qua. Ngoài Q.Gò Vấp, chương trình còn được tổ chức ở H.Hóc Môn, Q.10 và cả P.Nguyễn Cư Trinh ở Q.1. "Cứ mỗi tháng một lần, chúng tôi lại tổ chức ngày hội để bà con trên địa bàn mang rác đến đổi quà. Chương trình càng ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia. Ở Gò Vấp, một số phường bà con còn tập kết rác chất đầy cả xe ba gác, xe tải để chở đến đổi quà", bà Phượng kể.
Rác sẽ được phân thành nhiều loại như: vỏ lon nhôm, chai nhựa, bao ni lông, giấy bìa cứng, pin, quần áo cũ… Những loại có giá trị tái chế sẽ được quy đổi trực tiếp thành tiền hoặc quà. Quà là sản phẩm của các DN tham gia chương trình, một số DN thu gom lon nhôm, chai nhựa để tái chế và trả tiền trực tiếp cho bà con. Pin là rác thải nguy hại sẽ được đơn vị chuyên trách thu gom xử lý đúng quy định. Quần áo cũ cũng được chọn lọc, cái nào còn có khả năng sử dụng sẽ đưa đến các nơi thiện nguyện, cái nào không có khả năng sử dụng sẽ xử lý và làm nhiên liệu cho ngành sản xuất xi măng…
"Hoạt động của chúng tôi nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn theo chủ trương của nhà nước. Đa phần người dân có ý thức tốt trong việc xem rác là tài nguyên tái chế và muốn tham gia phân loại. Tuy nhiên vấn đề của chúng ta là việc phối hợp thực hiện không được đồng bộ nên chưa thành công. Thậm chí có tình trạng rác sau khi được phân loại thì đơn vị thu gom vì thiếu phương tiện lại nhập chung với nhau. Chính vì vậy, hiện nay muốn thực hiện thành công cần phải có tính tổ chức và thống nhất về mặt chủ trương chính sách của nhà nước", bà Phượng nêu quan điểm.
Tăng giá mua rác sẽ bớt lo ô nhiễm
Theo mục tiêu, chậm nhất đến ngày 31.12.2024 toàn bộ chất thải rắn phải được phân loại. Bà Phượng đánh giá, để đạt được mục tiêu đề ra thì việc đầu tiên vẫn phải là tiếp tục tuyên truyền cho cộng đồng thông qua các cơ quan báo đài và tổ chức đoàn thể xã hội, và cần được thực hiện liên tục. Thứ hai là phải đồng bộ về mặt xử lý rác thải. Hiện nay chỉ có một đơn vị xử lý rác thải là Công ty Công trình đô thị nên làm không hết. Chính vì vậy cần tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các DN tư nhân có thể tham gia thu gom, xử lý, tái chế. Việc thu gom rác của Công ty Công trình đô thị cũng cần tập huấn nâng cao để tránh tình trạng di dời ô nhiễm từ nơi này đưa đến chỗ khác. Thứ ba, đối với các loại rác có khả năng tái chế cao như giấy, nhôm, nhựa… thì cần hỗ trợ vốn, lãi suất để thành lập, phát triển DN thu gom và xử lý rác.
"Hiện nay nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn mỗi năm để xử lý rác thải. Vậy chúng ta cần có cơ chế tăng giá thu mua các loại rác thải này, đặc biệt là bao bì nhựa, nhôm, giấy… Ví dụ hiện nay các loại rác nhựa PE có giá thu mua chỉ 3.000 đồng/kg, nếu có chính sách để tăng giá thu mua lên 4.000 - 5.000 đồng/kg thì chúng ta không lo ô nhiễm. Hoặc rác thải hữu cơ, chúng ta có chính sách hợp lý có thể tận dụng để phát triển ra các sản phẩm phân bón", bà Phượng hiến kế.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải VN (VWRA), cho rằng để thực hiện thành công thì nhà nước cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt. Thứ nhất là tuyên truyền cho người dân, thứ hai là chuẩn bị chính sách và thực tiễn. Có nghĩa là việc tổ chức thu gom, xử lý rác phải được tổ chức bài bản, đúng quy định. Nếu người dân phân loại tốt mà những nơi còn lại không thực hiện đúng quy trình thì cũng không còn ý nghĩa. Đối với người dân, ví dụ như ở các khu chung cư, sẽ quy trách nhiệm về cho ban quản lý. Ở những khu nhà diện tích nhỏ, lao động nghèo, vùng nông thôn có thể tổ chức phân loại theo khu phố, tổ dân phố… Song song đó, cần có chế tài đối với những nơi thực hiện không tốt việc phân loại và tỷ lệ rác được thu gom tái chế thấp; và ngược lại tuyên dương khuyến khích những nơi làm tốt.
"Ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn là để tận dụng nguồn tài nguyên này, thu gom tái chế sao cho đạt hiệu quả cao nhất và giải quyết đồng thời các vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất, đất đai… cho các DN đầu tư vào lĩnh vực này. Khi có nhiều DN tham gia tái chế sẽ tạo ra nhu cầu thu mua nguyên liệu từ rác và giúp hình thành phát triển thị trường. Người dân nhìn thấy những sản phẩm thật, giá trị thật sẽ cùng chung tay tham gia. Riêng trong ngành nhựa mỗi năm VN phải chi khoảng 10 tỉ USD để nhập khẩu nhựa nguyên liệu. Nếu có chính sách đẩy mạnh việc tái chế, chúng ta sẽ giảm được một lượng lớn ngoại tệ nhập khẩu nhựa nguyên liệu", ông Việt Anh nói.
Đầu tháng 11, Bộ TN-MT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo đó, chậm nhất đến ngày 31.12.2024 phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Chất thải rắn sinh hoạt được chia thành 3 nhóm cơ bản: Nhóm 1 là chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; nhóm 2 là chất thải thực phẩm; và nhóm 3 là chất thải rắn sinh hoạt khác.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có trách nhiệm quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt; bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt…
Theo Bộ TN-MT, trung bình mỗi năm VN thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có hơn 30 tỉ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Hiện cả nước có khoảng 1.326 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có tới 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chiếm tới 65%.